Thông tin - Giải trí

Tôm hùm "đi máy bay" tốn nhiều chi phí, Phú Yên mong được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Thứ tư - 08/03/2023 21:45
Phú Yên Online
Hiện 70% sản phẩm tôm hùm của tỉnh Phú Yên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này đang gặp khó khăn về việc xuất khẩu tôm hùm theo đường hàng không khiến chi phí vận chuyển đội lên rất nhiều.

Tôm hùm "đi máy bay" tốn nhiều chi phí

Thông tin tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 "Thúc đẩy thương mại nông sản, thủy sản và sản phẩm thủy sản giữa Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây)", ngày 9/3, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên Nguyễn Trí Phương cho biết, 70% sản phẩm tôm hùm của tỉnh Phú Yên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này đang gặp khó khăn về việc xuất khẩu tôm hùm theo đường hàng không gây tốn nhiều chi phí vận chuyển dẫn đến lợi nhuận thấp.

Lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên cho biết, hoạt động mua bán tôm hùm tươi sống đang sôi động trở lại sau khi Trung Quốc mở cửa khẩu đường bộ trở lại sau 3 năm tạm đóng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Theo một số hộ nuôi tôm hùm, trước ngày 8/1, khi Trung Quốc chưa mở cửa, việc tiêu thụ tôm hùm diễn ra chậm do chủ yếu tiêu thụ trong nước, có thời điểm giá tôm hùm xanh giảm mạnh chỉ còn 550.000 đồng/kg (loại 3 con/kg). 

Tuy nhiên, từ ngày 9/1 trở đi, giá tôm hùm xanh bắt đầu được thương lái thu mua nhích lên, có thời điểm lên đến 850.000 đồng/kg. Hiện, giá tôm hùm xanh giao động ở mức 720.000 đồng/kg.

Còn đối với giá tôm hùm bông có thời điểm rớt thê thảm chỉ còn từ 800.000 - 900.000 đồng/kg (loại 1). Tuy nhiên, khi Trung Quốc mở cửa thì giá tôm bắt đầu nhích lên 1,2 triệu đồng/kg và hiện nay dao động từ 1,6-1,7 triệu đồng/kg.

Tôm hùm "đi máy bay" tốn nhiều chi phí, Phú Yên mong muốn được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Thương lái thu mua tôm hùm nuôi tại TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Anh Ngọc

Ông Phương đề nghị tỉnh Quảng Ninh và phía Quảng Tây (Trung Quốc) tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vận chuyển và thông quan nhanh chóng theo đường bộ.

Để hướng đến xuất khẩu chính ngạch tôm hùm sang Trung Quốc, ông Phương cho biết, Phú Yên đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp hướng đến tôm hùm nuôi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Trong đó, rà soát, tích hợp vào quy hoạch tỉnh một số vùng nuôi tôm hùm công nghệ cao trong bể trên bờ để đa dạng hình thức nuôi, cơ cấu lại vùng nuôi, giảm áp lực nuôi trên vịnh Xuân Đài, đảm bảo phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững.

Bên cạnh đó, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ ngành hàng tôm hùm để tăng năng lực sản xuất và tiêu thụ; ưu tiên giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, cá nhân nuôi tôm hùm trên biển, trên bờ; cấp mã số vùng nuôi, giám sát truy xuất nguồn gốc tôm hùm nuôi để xuất khẩu sản phẩm chính ngạch đến thị trường Trung Quốc mang lại nguồn thu ngoại tệ và lợi nhuận cao.

Muốn XK thủy sản sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Trước phản ánh khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp thủy sản, đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NNPTNT) thông tin, đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Cơ sở đăng ký xuất khẩu sản phẩm thủy sản sống như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống cần được Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam và Trung Quốc. Các cơ sở nuôi, cơ sở bao gói cần phải được cơ quan quản lý nông lâm thủy sản địa phương kiểm tra, chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm/điều kiện vệ sinh thú y và được cấp mã số.

Tôm hùm "đi máy bay" tốn nhiều chi phí, Phú Yên mong muốn được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc - Ảnh 2.

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc sôi động trở lại sau khi nước này mở cửa biên giới từ ngày 8/1/2023. Ảnh: Trần Nhung

Đại diện Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc và lưu ý trong đăng ký xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Theo đó, việc xử lý, phê duyệt hồ sơ đăng ký trên CIFER và phê duyệt hồ sơ đăng ký bổ sung cơ sở bao gói thủy sản sống của phía Trung Quốc thường chậm. Phía Trung Quốc cũng chậm phản hồi đối với hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm của phía Việt Nam.

Trong đó, một số doanh nghiệp chưa kịp thời bố trí nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn. Trong thời hạn từ 3-6 tháng trước khi hết thời hạn đăng ký, DN phải nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trên CIFER.

Để tháo gỡ khó khăn, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khuyến nghị phía Trung Quốc đẩy nhanh việc phê duyệt các hồ sơ đăng ký trên CIFER; phê duyệt hồ sơ đăng ký cơ sở bao gói thủy sản sống và hồ sơ đăng ký bổ sung sản phẩm.

Đối với các doanh nghiệp, Cục đề nghị ưu tiên nguồn lực để triển khai việc đăng ký trên CIFER, đặc biệt là đăng ký gia hạn. Đối với cơ quan quản lý cần tích cực liên hệ với GACC để bố trí họp trực tuyến nhằm trao đổi, giải đáp kịp thời các vướng mắc trong quá trình đăng ký trên CIFER; tích cực liên hệ, đôn đốc phía Trung Quốc xử lý kiến nghị của phía Việt Nam.

 
Tin Hot
  • Thu mua đồ gỗ cũ xưa giá cao, thanh toán nhanh gọn và thiện chí

    Thu mua đồ gỗ cũ xưa giá cao, thanh toán nhanh gọn và thiện chí

    5555555
  • Tìm Đối Tác Góp Vốn Kinh Doanh Nhà Hàng

    Tìm Đối Tác Góp Vốn Kinh Doanh Nhà Hàng

  • Thu mua quần áo thanh lý tồn kho SLL, thanh lý Shop Nam Nữ và Trẻ Em

    Thu mua quần áo thanh lý tồn kho SLL, thanh lý Shop Nam Nữ và Trẻ Em

    100.000
  • Xe máy nhập khẩu từ cam về ai cần xe đi làm liên hệ nhanh

    Xe máy nhập khẩu từ cam về ai cần xe đi làm liên hệ nhanh

    15.000.000
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây